Đề thi gồm 2 phần:
Phần thi trắc nghiệm đánh giá kiến thức của thí sinh ở cả 3 lĩnh vực:
Lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong đó, 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
Lĩnh vực khoa học xã hội gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Lịch sử, Địa lý, Văn hóa kinh tế xã hội. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
Lĩnh vực ngôn ngữ (thí sinh được lựa chọn một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển) gồm 20 câu (mỗi câu 0,5 điểm) tương ứng với 10 điểm, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
Phần tự luận, thí sinh được lựa chọn một trong hai lĩnh vực là Toán học hoặc Ngữ văn theo nguyện vọng.
Môn Toán học có từ 3 - 5 câu với 40 điểm, trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
Môn Ngữ văn gồm 2 câu với 40 điểm thuộc kiến thức lớp 12, trong đó câu 1 là đọc hiểu với 10 điểm; câu 2 làm văn với 30 điểm.
Chia sẻ với VietNamNetsau buổi thi sáng 17/7, nhiều thí sinh đánh giá đề thi không quá khó. Phần trắc nghiệm khá nhẹ nhàng, song phần tự luận khá dài và không mấy đơn giản ở việc trình bày.
Em Đặng Quang Nguyên (học sinh Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An) nói phần trắc nghiệm không quá khó. Tuy nhiên, đề thi ở phần tự luận dài và khó hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT.
Nguyên nhận định làm được khoảng 75% đề thi.
Nguyễn Đức Thành (học sinh Trường THPT Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn) cho hay: “Em thấy phần trắc nghiệm dễ. Thậm chí so với đề thi tham khảo mà Bộ Công an từng công bố thì dễ hơn nhiều. Tuy nhiên, phần tự luận hơi khó và em chỉ làm được khoảng 50%”.
Vũ Minh Phương - một thí sinh tự do đến từ Hải Phòng (hiện là lính nghĩa vụ ở Phòng Phòng cháy chữa cháy Công an Hải Phòng) cùng chung nhận định về độ khó ở phần thi tự luận.
“Đề thi yêu cầu trình bày tự luận trong khi trước đây chúng em hầu như chỉ quen với việc thi trắc nghiệm, không quen trong việc trình bày tự luận”.
“Ở phần thi trắc nghiệm, các câu hỏi cũng gần giống các câu hỏi ở đề thi tốt nghiệp THPT và cũng khá sát với đề tham khảo mà Bộ Công an công bố trước đó. Tuy nhiên, phần tự luận khá dài, có phần khó hơn so đề thi tham khảo. Trước giờ em chỉ quen với dạng đề thi trắc nghiệm nên hơi lạ lẫm với phần tự luận, nên làm được kha khá” - Bùi Huy Bình (học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình) đánh giá.
Kết quả bài thi đánh giá năng lực của Bộ Công an sẽ chiếm 60% tổng điểm xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh sẽ chiếm 40% tổng điểm xét tuyển.
Năm 2022, các trường CAND được xét tuyển 2.050 chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học CAND chính quy tuyển mới đối với công dân tốt nghiệp THPT. Cụ thể, Học viện An ninh Nhân dân được giao tổng 450 chỉ tiêu; Học viện Cảnh sát Nhân dân 500 chỉ tiêu; Học viện Chính trị CAND 100 chỉ tiêu; Trường ĐH An ninh Nhân 350 chỉ tiêu; Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân 450 chỉ tiêu; Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy 50 chỉ tiêu; Trường ĐH Kỹ thuật-Hậu cần CAND 100 chỉ tiêu và Học viện Quốc tế 50 chỉ tiêu.
Quãng thời gian vừa qua, Văn Toàn thích nghi khá nhanh và thường xuyên được trao cơ hội vào sân. Chấn sút quê Hải Dương vừa có 1 pha kiến tạo giúp Seoul E-Land thắng đội dẫn đầu K-League 2 Bucheon 1995 với tỷ số 6-0, qua đó giành quyền vào vòng 3 cúp FA Hàn Quốc.
Tại K-League 2, Văn Toàn được ra sân 3 trận, trong đó có 1 trận đá chính và 2 trận được tung vào sân từ băng ghế dự bị. Cựu tiền đạo HAGL chưa ghi bàn kể từ khi khoác áo Seoul E-Land.
Hiện tại, Seoul E-Land đang xếp áp chót bảng xếp hạng K-League 2 sau 3 trận đấu, có 1 điểm và chỉ đứng trên CLB Cheonan.
" alt=""/>Văn Toàn dính chấn thương ở Hàn QuốcDjokovic vào tứ kết Paris Masters, chiếm ngôi số 1 của Nadal
Federer giành danh hiệu ATP thứ 99 trong sự nghiệp
Nữ tay vợt xinh đẹp lần đầu đăng quang WTA Finals
Trong thời gian qua, phong trào trượt băng đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều bạn trẻ đã chọn trượt băng như một môn thể thao, niềm đam mê mới để theo đuổi, nhiều vận động viên Việt Nam đã giành huy chương tại các giải đấu quốc tế đóng góp vào sự nghiệp phát triển của thể thao nước nhà.
Đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều vận động viên nhỏ tuổi nhưng đã giành được Huy chương trong các giải đấu quốc tế: Skate Asia 2016 được tổ chức tại Malaysia, Skate Asia 2017 được tổ chức tại Indonesia, Giải trượt băng nghệ thuật Quốc gia Campuchia 2017, Giải trượt băng nghệ thuật Quốc gia Philipinnes năm 2017, Hollin Tropy được tổ chức vào tháng 6/2017 và New South Wales vào tháng 9/2017 tại Australia, Giải trượt băng nghệ thuật Quốc gia Indonesia năm 2018, Skate 2018 được tổ chức tại Thái Lan, Giải trượt băng MJS và Giải trượt băng MISC tại Úc hè vừa qua...
![]() |
Các VĐV Việt Nam có nhiều điều kiện để thi đấu quốc tế |
Tuy nhiên có rất nhiều giải đấu các vận động viên Việt Nam không được tham gia hoặc tham gia không chính thức do Việt Nam chưa là thành viên của Liên đoàn Trượt băng thế giới (Internaltion Skating Union - ISU).
Trong đó có Á vận hội Mùa đông 2018 diễn ra tại Sapporo-Nhật Bản, Sở Văn hóa – Thể thao TPHCM đã rất tích cực chuẩn bị lực lượng và đã đăng ký tham gia nhưng Ban tổ chức từ chối. Tiêu chí để trở thành thành viên của ISU cần có Liên đoàn Trượt băng quốc gia.
Cũng vì chưa có Liên đoàn quốc gia nên việc mời được các Huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trên thế giới tới Việt Nam đào tạo và giảng dạy rất khó khăn. Việc này dẫn đến rất nhiều vận động viên tiềm năng đã tham gia các câu lạc bộ ở nước ngoài để có thể tập luyện và thi đấu.
Trượt băng Việt Nam hướng tới nhiều mục tiêu trong tương lai Liên đoàn Trượt băng Việt Nam được thành lập mở ra cơ hội phát triển, hội nhập quốc tế của môn thể thao nghệ thuật này |
Để tiếp tục đẩy mạnh và phát triển trượt băng Việt Nam phù hợp với thực tế và phát triển của xã hội, đưa trượt băng nước ta hội nhập với khu vực, châu lục và thế giới. Liên đoàn Trượt băng Việt Nam đã được thành lập.
Việc thành lập Liên đoàn Trượt băng quốc gia có vai trò quan trọng bởi nó tạo cơ hội pháp lý cần thiết để các VĐV, người yêu thích bộ môn này tham gia các giải đấu một cách chính thức, đồng thời cũng giúp môn trượt băng Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế.
Liên đoàn xác định nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó đáng chú ý như tham dự Á vận hội Mùa đông 2021; Thế vận hội mùa đông 2022; Các giải thuộc hệ thống của Liên đoàn trượt băng Thế Giới ISU từ năm 2021; Các giải trượt băng mở trong khu vực và Quốc tế từ năm 2019...
Đại hội đã bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ I với 19 thành viên và bà Chu Thị Thanh Hà, trưởng ban vận động được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn trượt băng Việt Nam nhiệm kỳ I. Sau lễ nhận chức, Chủ tịch Chu Thị Thanh Hà cho biết: "Ở cương vị mới chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng cao nhất để thúc đẩy bộ môn thể thao Trượt băng phát triển mạnh mẽ hơn nữa và gần gũi hơn nữa tới người hâm mộ Việt Nam". " alt=""/>Thành lập Liên đoàn Trượt băng Việt Nam